Bảo hiểm phúc lợi nhân viên - Giải pháp giữ chân và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp SME

Việt Nam hiện có khoảng hơn 90 triệu dân, trong đó có khoảng 60 triệu ở độ tuổi lao động, nhưng chỉ có khoảng 11 triệu người có thẻ bảo hiểm y tế, đồng nghĩa với việc có đến khoảng 50 triệu người chưa được bảo vệ

Ngày đăng: 18-10-2015

2,351 lượt xem

Tại các doanh nghiệp lớn, ngoài bảo hiểm xã hội mang tính bắt buộc, các doanh nghiệp còn mua thêm các sản phẩm bảo hiểm mang tính tự nguyện khác như một giải pháp nhằm giữ chân người tài. Thế nên, có thể hiểu, con số 50 triệu người còn lại chưa được mua bảo hiểm kia chủ yếu thuộc về các đơn vị kinh tế nhỏ.

Bảo hiểm cho nhân viên cũng chính là bảo hiểm cho công ty

 

Ví dụ: một nhân viên của không may gặp bạo bệnh, với tinh thần đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam, bên cạnh trách nhiệm của một người chủ chắc chắn doanh nghiệp SME và các nhân viên của họ sẽ quyên góp số tiền trong khả năng của mình để hỗ trợ đồng nghiệp chữa bệnh. Dưới góc độ kinh tế thật sự là sự trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp SME khi trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp SME sẽ tốn một khoản chi phí hỗ trợ mà hoàn toàn không lường trước được cũng như khả năng mất đi một nhân sự đắc lực của công ty nếu như số tiền hỗ trợ đó không đủ/ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh.

Do đó, ngoài các lọai hình bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên theo qui định của Nhà nước mà chất lượng phục vụ còn nhiều hạn chế, một giải pháp mà doanh nghiệp SME hướng đến là lọai hình bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho nhân viên thông qua công ty môi giới bảo hiểm có kinh nghiệm như FinTech Việt Nam để đảm bảo rằng nhân viên công ty được hưởng những dịch vụ và chất lượng y tế tốt nhất tại Việt Nam.

Đây được xem là khoản đầu tư lâu dài cho nguồn nhân lực, là lợi tức đặc biệt cho những gì mà nhân viên đóng góp. Không chỉ có lương và thưởng, các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe này có thể giúp nhân viên yên tâm làm việc vì gánh nặng về tài chính của gia đình họ đã được bảo vệ.

Nhà tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp SME cân đối tài chính và tối ưu hóa quyền lợi bảo hiểm cho nhân viên

Một thực tế - sản phẩm bảo hiểm phúc lợi nhân viên vẫn được DN lớn hoặc tầm trung đón nhận nhiều hơn so với các DN nhỏ. Một câu hỏi được đặt ra là trong bối cảnh kinh tế hiện nay, làm sao doanh nghiệp SME có thể duy trì chương trình bảo hiểm sức khỏe phúc lợi cho nhân viên của họ lâu dài, bền vững?

 

Điều hành doanh nghiệp hoạt động với hàng trăm nghiệp vụ phát sinh, lại thêm việc phải tìm kiếm, thương lượng và đàm phán với các nhà bảo hiểm thật sự là một vấn đề không nhỏ đối với các chủ doanh nghiệp SME, liệu họ có đủ thời gian, kiên nhẫn để thực hiện trong khi vẫn phải đảm bảo giải quyết bài toán lợi nhuận – vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Do đó, vai trò tư vấn của công ty tư vấn độc lập như FinTech Việt Nam đóng một vai trò hết sức quan trọng cho doanh nghiệp SME để hiện thực hóa việc mang lại giá trị phúc lợi cho nhân viên của các chủ doanh nghiệp SME.

 

Đứng về phía lợi ích của doanh nghiệp SME, FinTech Việt Nam thực hiện tư vấn và thiết kế chương trình bảo hiểm phù hợp nhu cầu và ngân sách của từng khách hàng. Chủ động thương lượng, đàm phán với các công ty bảo hiểm để có quyền lợi và mức phí cạnh tranh nhất. So sánh bản chào giá của các công ty bảo hiểm về: điều kiện điều khoản bảo hiểm, đội ngũ phục vụ và hỗ trợ bồi thường, đề xuất giải pháp bảo hiểm tốt nhất cho khách hàng.

Có thể thấy, các sản phẩm bảo hiểm dành cho doanh nghiệp ngoài mức phí hợp lý thì thủ tục tham gia bảo hiểm khá đơn giản như không yêu cầu thẩm định y khoa và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh mua bảo hiểm cho người lao động của mình được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Và có sự hỗ trợ tư vấn từ đơn vị tư vấn bảo hiểm độc lập như FinTech, doanh nghiệp SME hoàn toàn có thể tiếp cận giải pháp mang lại phúc lợi cho nhân viên mà vẫn đảm bảo được tối ưu hóa chi phí tài chính.

Để có thông tin chi tiết và được tư vấn một cách đầy đủ nhất, hãy liên hệ với FinTech - Hotline FinTech 24/7 luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng

 

0982.91.60.39

DMCA.com Protection Status